Họa vô đơn chí, chuẩn bị về hưu thì tai hoạ dồn dập đến: công ty gia đình phá sản; con cái ly dị; anh em tranh chấp; bản thân lại bệnh tật… khiến cô Hạnh bị stress nặng, tới mức có biểu hiện như bị động kinh và suy tim. Đúng là chỉ có phép màu mới giúp cô thoát khỏi vực thẳm khổ đau của số phận.
Dưới đây là câu chuyện được biên tập lại theo lời kể của cô Nguyễn Thị Hạnh, sinh năm 1961, là nhân viên lưu trữ đã về hưu, hiện đang sinh sống tại Quảng Nam.
***
Ngay từ nhỏ, cô Hạnh đã không có ba của mình bên cạnh, ba cô hy sinh năm 1971. Mẹ cô là người phụ nữ hiền lành, kiên cường, có đức tin. Một mình mẹ tảo tần buôn bán nuôi chị em cô khôn lớn.
Bản tính của cô hiền lành, nhút nhát, thậm chí yếu đuối. Cô được thừa hưởng từ sự giáo dục đạo đức của người mẹ nên cô sống rất lương thiện, không làm hại ai hay nói xấu ai… Cô sống bình lặng với mơ ước cuộc đời giản đơn. Cô được học hành, được làm công việc nhẹ nhàng trong cơ quan nhà nước cho đến lúc về hưu. Chẳng ngờ khi cô chuẩn bị về hưu, sóng gió cuộc đời thi nhau ập tới.
Phá sản, stress nặng, vận xui theo nhau đến
Chồng cô thành lập công ty xây dựng gia đình. Do tin tưởng và quản lý không tốt nên có hiện tượng bớt xén, gian lận; quá trình vay mượn để thi công công trình lãi mẹ đẻ lãi con. Lại thêm mất trắng mấy chục tỷ đầu tư vào ngân hàng quốc tế… khiến công ty phá sản hoàn toàn; nhà cửa, đất đai cũng không còn.
Gia đình phá sản, bản thân lại đau ốm, tiền bạc tích lũy bao năm của cá nhân cô hơn tỷ bạc cũng dồn hết cho chồng làm ăn, tới khi đau ốm không một đồng dính túi. Cùng lúc ấy, vợ chồng con trai cô ly dị; con gái phải xa nhà làm ăn…
Bao nhiêu tai hoạ dồn dập tới khiến cô suy nghĩ quá nhiều, thần kinh căng thẳng tột độ. Cô rơi vào trạng thái stress nặng. Mấy năm liền cô không được một giây phút khỏe mạnh, không muốn giao tiếp với ai dù là người thân, ai gọi điện thoại đến cô đều không muốn nghe. Cô như bị động kinh, người run rẩy, mệt mỏi, hồi hộp, thở không ra hơi; giống như người suy tim, mồ hôi luôn vã ra như tắm; nóng rần từ bên trong cho đến bên ngoài, giống như bị nước ớt đổ từ trên đầu xuống, nóng bức khó chịu. Toàn thân như bị nhược cơ, tê rần không nhấc nổi đôi chân, không bưng được bát cơm, không quét nổi cái nhà…
Trong đầu cô hay nghĩ đến cái chết. Mỗi khi ngủ dậy lại nghĩ: “Chẳng lẽ sống như thế này chờ chết sao? Thấy chết còn sướng hơn sống. Lúc bất lực tự nhủ “mình đã chết rồi”, tưởng tượng đang ngồi cạnh nấm mồ của mình…
Stress nặng, sống không bằng chết, cô Hạnh đi hết các bệnh viện tốt từ Đà Nẵng đến Sài Gòn nhưng đều không tìm ra bệnh, uống đủ loại thuốc cũng không đỡ. Người bị stress luôn nghĩ hoặc tìm đến cái chết, nhưng nhớ lời mẹ dạy và đọc kinh Phật, cô Hạnh hiểu rằng tội hủy hoại thân thể là nghiệp lớn nhất, nên cô không dám tự tử. “Thôi kệ, cuộc đời này sống được chục năm nữa là cùng, cố mà sống”, cô nghĩ vậy.
Đúng là khi vận xui đến thì theo nhau mà đến. Để trang trải nợ nần, có bao nhiêu tài sản gia đình cô bán hết. Chồng cô làm thêm cũng không hiệu quả, đi làm đã lỗ họ cũng không trả tiền. Còn cô, chịu đựng nỗi khổ bệnh tật hơn 4 năm vẫn gượng vậy mà sống. Đầu năm 2019, cô muốn đi làm cho khuây khỏa, rủ thêm người bạn đi cùng, mỗi ngày làm việc 10-12 tiếng cực nhọc trong tình trạng sức khỏe tồi tệ nhưng cô vẫn cố gắng chịu đựng.
Thế nhưng trớ trêu thay, sau gần 7 tháng công ty đó cũng lâm nợ, không trả lương cho cô và người làm theo thỏa thuận ban đầu. Người bạn cũng gây sự, đối xử cô thậm tệ, cô phải lấy tiền túi trả cho bạn một ít…
Tình thân không còn giá trị trước đồng tiền, stress nặng càng thêm nặng
Cùng lúc đó, trong gia đình cô lại xảy ra tranh chấp tài sản. Khi mẹ cô qua đời, căn nhà nhỏ, dột nát ấy, hai anh trai cô nói rằng: “Con Hạnh nó sống và lo cho mẹ từ trước đến giờ, nó có công nên thôi để nhà này nó ở và lo hương khói cho ba mẹ và các anh chị”. Hai người anh đã đồng ý viết giấy từ chối tài sản ngôi nhà này và giao cho vợ chồng cô quản lý.
Sau này vợ chồng cô vay mượn tiền sửa sang lại ngôi nhà, lúc đó vùng quê còn nghèo, đất đai lại rẻ. Hơn 20 năm sau, vùng quê đổi mới, được quy hoạch thành thành phố, đất có giá trị hơn. Hai người anh cùng các cô con gái về đòi đất; những đứa cháu gái xinh đẹp ném những lời chửi bới cay độc lên cô. Họ có địa vị và khả năng nên đã giành lại được mảnh đất và ngôi nhà ấy. Nỗi khổ chồng lên nỗi đau, đè bẹp trái tim và giày xéo tinh thần cô.

Tuy vẫn giận hai người anh và các cháu nhưng cô buông tay. Điều cô nuối tiếc không phải ngôi nhà mà là tình mẫu tử, huynh đệ, đạo đức gia đình mà mẹ và cô hun đúc, xây dựng bấy lâu nay.
Bước ngoặt cuộc đời
Cô Dung, người bạn trước cùng tu hai pháp môn (Trường năng lượng và Mật tông) mắc bệnh thời gian dài không khỏi nên đã chuyển tập sang Pháp Luân Công, lại khỏi hết bệnh. Thấy Pháp Luân Công quá tốt và thần kỳ nên cả ba chị em đều theo tập; trong đó một chị là hiệu trưởng, một chị là bác sĩ, cô Dung làm ngân hàng.
Cô Dung giới thiệu và đưa sách nhưng cô Hạnh lúc bấy giờ không có tâm trí đọc sách. Hai năm sau bệnh cô Hạnh càng trầm trọng, hoàn cảnh lại bế tắc; cô Dung kiên trì đem đài, sách đến nhưng cô Hạnh chỉ thấy trống rỗng và bỏ qua cơ hội. Thấy không chuyển biến, cô Dung nói: “Em thấy chị vô phước quá. Thời gian dài như vậy mà chị không tiếp thụ được pháp môn này. Dù sao chị là người có tâm đức, hy vọng chị có thể tu theo pháp môn em đang tu”. Cô bạn không giải thích gì thêm, để lại cho cô một cuốn sách và đài nhắc cô đọc nó.
Cô Hạnh kể: Một hôm thấy cô bé hàng xóm chở mẹ đến một chỗ học thiền, cô Hạnh nói: “Con chở mẹ đi làm gì cho mất công, không khỏi đâu, cô học nhiều năm rồi nên biết rất rõ, hay con và mẹ học Pháp Luân Công đi, môn này tốt lắm” (mặc dù cô chưa hiểu gì).
Cô ngồi chơi và diễn thuyết về con đường tâm linh và sự huyền diệu của nó. Trước khi về, cô bé hỏi có sách Pháp Luân Công không. Cô bảo: “Có sách, con đọc, học động tác, thành thạo rồi về dạy cô nhé”.
Mấy ngày sau cô bé sang nhà bảo tập với con. Nghĩ làm người lớn không thể thất hứa, cô nói: “Ừ tập thì tập vậy”. Rồi cô Dung gọi: “Có nhóm học Pháp họ chia sẻ hay lắm, chị nói hắn xuống đó học đi”. Thế là cô Hạnh lại sang bảo con bé đi học, sợ cô bé đi một mình buồn rồi bỏ học, vậy là cô cùng đi; thâm tâm không nghĩ theo pháp môn mới này.
Học được mấy hôm, cô có giấc mơ kỳ lạ, cô nhìn thấy 5 bông hoa sen màu hồng rơi nhẹ nhàng như tuyết xuống người, trông vô cùng huyền diệu và đẹp. Giấc mơ này quá đặc biệt đối với cô nên không do dự nữa, cô quyết tâm tu luyện Pháp Luân Công kể từ đó.

Từ khi cô xuất tâm tu luyện theo Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Công, chỉ trong thời gian ngắn, 1-2 tháng, những điều kỳ diệu nối nhau xuất hiện.
Cô bị bệnh tiền đình, dạ dày từ lâu, khi tập nó đau dữ dội trở lại. Một lần, cùng bạn xuống chùa Bửu Đức ăn cơm, cô đau bụng dữ dội đến ngồi không nổi, không ăn nổi cơm. Trong tâm cô xin: “Xin Sư Phụ cứu con”, nhưng kịp nghĩ lại: “Môn này không được truy cầu, giờ mình cầu, nhỡ sau này bệnh nặng hơn thì làm cách nào”. Vừa nghĩ thoáng qua thì cơn đau biến mất hoàn toàn, nhanh hơn người ta đổ một ly nước. Sau lần đó bệnh dạ dày khỏi hẳn.
Lần khác, bệnh tiền đình tái phát, toàn thân rất mệt, trời đất, nhà cửa quay cuồng, đảo lộn. Không biết làm cách nào, cô nghĩ: “Mình niệm 5 lần 9 chữ chân ngôn rồi dậy đi làm chứ không thể nằm được”. Đọc vừa dứt lần thứ ba: “Pháp Luân Đại Pháp Hảo, Chân Thiện Nhẫn Hảo”, tình trạng đó biến mất ngay tức khắc. Từ đó, bệnh tiền đình khỏi hoàn toàn. Nhờ trải nghiệm này, cô càng thêm minh bạch chín chữ chân ngôn Đại Pháp thần kỳ đến mức nào.
Stress nặng cũng khỏi lúc nào không hay. Cảm giác buồn phiền, mất ngủ, mỏi mệt, cơ thể rần rần như xát muối, xát ớt đều biến mất. Toàn thân cô Hạnh nhẹ nhõm, khỏe mạnh như thanh niên, tâm trạng luôn vui vẻ. Như một người mới tái sinh vậy…

Họ hàng người thân cùng bước vào tu luyện
Quay lại câu chuyện người anh trai đòi đất. Anh cô là công an, bản tính hiền lành nhưng nghe lời anh cả và con gái thứ 3 nên mới làm ra chuyện trái đạo lý. Anh đã ngoài 70 tuổi, bị tiểu đường nặng biến chứng phải mổ tim, vẩy nến khắp người; đi lại nhờ xe lăn và cây nạng 4 chân; đục thủy tinh thể khiến mù một mắt, mắt còn lại 20%. Tháng nào cũng đi viện, ngày nào cũng chích thuốc, cấp cứu liên tục…
Dù giận anh trai và các cháu nhưng cô Hạnh vẫn lặn lội đến thăm khi nghe tin anh cô cấp cứu. Dịp ấy, cô chia sẻ cho cháu gái thứ hai rằng Pháp Luân Công rất tốt. Cô cháu út cũng được bạn giới thiệu về sự tốt đẹp của pháp môn. Một hôm, hai chị em xuất tâm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và phát tâm ăn chay luôn.
Chẳng bao lâu sau đó, điều kỳ diệu xảy đến với chính người cha của hai cháu. Tiểu đường của ông chỉ số luôn trên 15 đột nhiên hạ xuống còn 6.4; vảy nến và tất cả các bệnh khác tự nhiên biến mất; mắt còn lại kịp thời mổ nên khôi phục được thị lực; sau đó bác khỏe mạnh hoàn toàn…

Những ai đến bệnh viện C Đà Nẵng và biết anh trai cô đều xác thực được điều này. Cô Hạnh và người anh trai đã khỏi căn bệnh mà y học không có cách chữa khỏi nhờ phúc lành của Pháp Luân Đại Pháp.
Khi được phóng viên hỏi: “Cô gửi gắm điều gì không?”, cô Hạnh nghẹn ngào nói: “Cô giống như giọt nước tràn ly, chỉ thêm giọt nước nữa là chết; chính lúc ấy, Sư Phụ từ bi vớt cô lên. Những nghiệp nợ cô tạo ra giờ Sư Phụ gánh hết, lại ban cho cô tất cả mà không cần báo đáp. Tuy chưa một lần gặp mặt Sư Tôn nhưng Người luôn từ bi, dẫn dắt cô từng chút từng chút trong tu luyện. Cô không biết nói điều gì, chỉ biết sống tốt, tu tốt bản thân, không phụ sự dạy bảo của Sư Phụ. Sự biết ơn vô hạn mà không bao giờ trả được. Cuộc đời còn lại và mãi mãi nguyện làm một đệ tử chân chính của Sư Phụ”.
Cuộc sống cô Hạnh giờ thật hạnh phúc, dù còn nợ nhưng tâm thanh thản. Mọi căn bệnh hành hạ cô giờ khỏi hết, stress nặng không còn, thân thể luôn tràn đầy năng lượng. Gia đình ấm êm, công việc thuận lợi hơn. Những người trước đối xử tệ với cô giờ đều thay đổi thái độ tốt đẹp hơn. Anh trai và các cháu khi nhận được lợi ích từ môn tập, hiểu ra đạo lý đã thay đổi hoàn toàn, thiện đãi cô hơn trước.
Mọi điều tốt đẹp ấy đều là phúc báo khi cô tu luyện Pháp Luân Công. Cô Hạnh mong rằng thông qua chia sẻ câu chuyện của mình, những lợi ích tốt đẹp của Pháp Luân Đại Pháp sẽ đến được nhiều người hơn.
CĂN HỘ TIỆN ÍCH TÍCH HỢP-NÂNG TẦM cuộc SỐNG. TRUNG TÂM TP. THỦ ĐỨC
Bán Căn Hộ Cao Cấp Tp. Thủ Đức 2pn/ 2wc/ 68m2 (Hồ bơi, Phòng Gym, Trung tâm thương mại 5 tầng, Siêu thị, Shophouse, Sân cầu lông, Sân bóng rỗ, công viên, Hầm giữ xe... Mặt tiền Đường Vành Đai 2. Đang có Hợp Đồng thuê 01 năm hỗ trợ mùa dịch 7,5tr/ tháng (giá thực tế 11tr/ tháng).




HOTLINE: 0966-315-334
• Vị trí: Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức, TP.HCM
• Tổng diện tích: 14.852,6m²
• Số block: 03 block
• Số tầng: 21 tầng, 01 tầng hầm
• Tổng số căn hộ: 939 căn
• Tổng số căn office: 115 căn
• Tổng số căn trệt thương mại: 28 căn
• Trung tâm thương mại: 05 tầng
• Hợp tác đầu tư: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hưng Thịnh
Công ty TNHH Thương mại Xây dựng Thuận Thành Phát
Hưng Thịnh Land đồng hành và phát triển dự án
Nhận xét
Đăng nhận xét